0907799988
Sâm yến thịnh phát
Sâm yến thịnh phát
Sâm yến thịnh phát
Sâm yến thịnh phát
Sâm yến thịnh phát
Sâm yến thịnh phát
Sâm yến thịnh phát
Sâm yến thịnh phát
Sâm yến thịnh phát
Sâm yến thịnh phát
Sâm yến thịnh phát

Sự tích chiếc bánh trung thu ngày trăng rằm

Tết trung thu là một trong những dịp lễ được mong chờ nhất trong năm, đây là dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau, cùng nhau thưởng thức bánh trung  thu, cùng nhau trò chuyện, chia sẻ về công việc, cuộc sống với người thân. Là dịp để trẻ em vui chơi, phá cỗ. Nhưng nhiều trẻ em hiện nay, chỉ nghe nói đến trung thu nhưng không biết được nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền này.

Sự tích, nguồn gốc tết Trung thu

Theo phong tục của người Việt, Tết trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng tám hằng năm, vào ngày này, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng tổ tiên, cùng với đó là các loại trái cây, bánh trung thu yến sào và đặc biệt là chú chó được làm từ bưởi.

Hiện nay, mọi người đều không biết chính xác rằng Tết trung thu đã có từ bao giờ, nhưng theo nhiều người cho rằng, Tết trung thu ở nước ta được du nhập từ Trung Quốc. Ngoài ra cũng có nhiều sự tích về sự ra đời của Tết trung thu như: vua Đường Minh Hoàng  lên cung trăng, Hằng Nga và Hậu Nghệ hay sự tích mà ai cũng biết đến đó là sự tích chú Cuội, chị Hằng.

Chuyện kể rằng từ đời vua Đường Minh Hoàng (713 - 741 Tây Lịch) đi dạo chơi vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong lúc đang thưởng thức ánh trăng tròn và sáng thì gặp đạo sĩ La Công Viễn. Ông có mệnh danh là Diệp Pháp Thiện, là người có phép tiên nên ông đã đưa nhà vua lên cung trăng.

Tại tiên giới, nhà vua hăng say thưởng thức cảnh tiên với các nàng tiên mặc xiêm y đủ màu hát múa mà quên trời đã gần sáng. Đạo sĩ La Công Viễn phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn còn luyến tiếc. Về hoàng cung, do còn vấn vương chốn tiên cảnh nên nhà vua ra lệnh vào ngày rằm tháng tám hằng năm phải tổ chức rước đèn, bày biện ăn mừng.

Cũng theo một điển tích khác lại cho biết, tương truyền  hai vợ chồng Hậu Nghệ và Hằng Nga đều sống trên mặt trăng. Do phạm tội nên hai vợ chồng bị đuổi khỏi cung và suốt đời trở thành thường dân. Dưới trần gian, với tài săn bắn của mình, Hậu Nghệ được nhiều người biết đến. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho nhiều vị thần ghen ghét và vu oan cho Hậu Nghệ trước mặt Vua Nghiêu.

Thời gian này có 10 mặt trời cùng tồn tại một lúc và trong một ngày thì cả 10 mặt trời đều xuất hiện và thiêu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất. Vua Nghiêu sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 cái mặt trời và để lại một cái, Hậu Nghệ làm theo lời vua là được nhà vua ban thưởng cho viên thuốc trường sinh và lời dặn: "Tạm thời không được uống cái này, hãy cầu nguyện và ăn chay trong một năm mới được uống". 

Hậu Nghệ nghe theo lời dặn của vua, mang thuốc giấu và cái rui trên nóc nhà. Một hôm, nhà vua mời chàng lên kinh thành chơi, ở nhà Hằng Nga thấy được viên thuốc nên đã uống. Đúng lúc đó, Hậu Nghệ về nhưng không kịp, Hằng Nga đã bay lên mặt trăng. Từ đó, có thương nhớ chồng bao nhiều thì Hằng Nga cũng không thể xuống trần gian thăm chàng.

Dưới trần gian, Hậu Nghệ cũng nhớ thương vợ khôn nguôi nên đã xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là "Dương", Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là "Âm". Thấy được tình yêu của hai người, Ngọc Hoàng đã ra lệnh cứ mỗi năm một lần, vào rằm tháng 8, sẽ cho Hằng Nga xuống trần để hai người được đoàn tụ trong hạnh phúc. 

Ở Việt Nam, sự tích chú Cuội, chị Hằng đã rất quen thuộc với nhiều người. Chuyện kể rằng, ngày xưa có nàng tiên nữ là Hằng Nga, xinh đẹp và rất yêu trẻ con. Nàng luôn mong muốn được xuống trần gian vui chơi cùng trẻ em nhưng Ngọc Hoàng không cho phép.

Một hôm Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi "Làm bánh ngày rằm", ai làm được bánh ngon, đẹp và lạ mắt sẽ được trọng thưởng. Được sự cho phép của Ngọc Hoàng, Hằng Nga đã xuống trần gian tìm kiếm loại bánh ngon, lạ nhất và gặp được Cuội - anh chàng chuyên gia nói dóc. Cuội bày cho Hằng Nga cách là cứ bỏ tất cả nguyên liệu hòa lại rồi đem nướng lên. Những chiếc bánh ra lò thơm phức, các em nhỏ ăn đều khen rất ngon. Nàng quyết định đem loại bánh này về dự thi.


Hướng dẫn quy trình mua, nhận hàng tại Nhân Sâm Thịnh Phát
Hướng dẫn quy trình mua, nhận hàng tại Nhân Sâm Thịnh Phát

 

HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SÂM YẾN THỊNH PHÁT

Địa chỉ Showroom: 853 - 855 Nguyễn Kiệm, P.3, Quận Gò Vấp, TP. HCM

Điện thoại: 028 - 350.66666

Hotline: 0907799988

Các bài viết khác

Icon zalo chat