Cây sói rừng từ lâu đã được biết đến để điều trị đau nhức xương khớp, giải độc và tiêu viêm. Với sự phát triển của y học hiện đại, cây sói rừng lại được phát hiện với nhiều công dụng khác nhau, chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé!
Mô tả:
Tên khoa học là Sarcandra glabra, thuộc họ Chloranthaceae hay dân gian thường gọi là sói láng hay thảo san hô…
Hay gặp nhất ở các vùng núi đất, bìa rừng và ven đồi ẩm ướt ở tỉnh Lạng sơn, Hoà Bình, Bắc Thái, Hà Tây đến Lâm Đồng, Kontum.
- Thân cây cao 1-2m, rất nhẵn, nhánh tròn.
- Lá mọc đối, phiến lá hình bầu dục, mép lá có răng cưa.
- Bông kép, hoa nhỏ, mầu trắng, ít nhánh và không có cuống, thường nở vào tháng 6-7.
- Quả mọng, nhỏ, khi chín thường có màu đỏ hoặc đỏ gạch, thường có vào tháng 8-9.
- Toàn cây và rễ đều được dùng làm dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh, hoa dùng để ướp trà.
Mùi vị:
Cây sói rừng có vị đắng, cay, tính hơi ấm, hơi có độc, có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm, khu phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống. Chủ trị viêm phổi, viêm phế quản, viêm ruột thừa cấp tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, lỵ nhiễm khuẩn, phong thấp đau nhức, đòn ngã tổn thương, gãy xương.
Bộ phận sử dụng:
Lá và rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt đoạn phơi trong râm, cũng được dùng tươi làm thuốc
Hoa có thể dùng pha trà
Một số công dụng
- Hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư như: Ung thư tuyến giáp, dạ dày, trực tràng, gan, tụy.
- Viêm phổi, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm ruột thừa cấp tính
- Bệnh lỵ nhiễm khuẩn, cảm mạo
- Đòn ngã tổn thương, đau lưng, gãy xương, thấp khớp.
- Vết thương bị loét, lâu liền miệng.
- Rễ ngâm rượu uống hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, đau tức ngực.
- Lá giã đắp hỗ trợ điều trị rắn cắn, sắc uống hỗ trợ điều trị ho.
Bài thuốc với cây sói rừng:
– Chữa bỏng Dùng lá sói rừng, phơi khô, tán mịn, trộn thêm 2 phần dầu hạt sở hoặc dầu vừng; Hàng ngày bôi vào chỗ bị bỏng.
– Chữa đau lưng Dùng cành lá sói rừng 10-15g, sắc với nửa rượu nửa nước, uống trong ngày.
– Chữa đòn ngã tổn thương, gãy xương, viêm khớp xương do phong thấp Dùng cây tươi, giã nát, sao rượu, đắp; hoặc dùng 15-30g rễ sắc với nước hoặc ngâm rượu uống.
– Chữa vết thương, loét không liền miệng Dùng cành lá, lượng thích hợp, nấu nước rửa, ngày 1-2 lần.
– Chữa ngoại thương, xuất huyết Dùng cây tươi, giã nát, đắp; hoặc dùng 15-30g rễ, ngâm rượu uống.
– Chữa vết thương, loét không liền miệng Dùng cành lá, lượng thích hợp, nấu nước rửa, ngày 1-2 lần.
- Chữa các chứng viêm nhiễm (có tác dụng chống viêm rất tốt): Mỗi ngày dùng 30 – 40g cành lá sói rừng tươi, sắc lấy nước, chia 3 lần uống, liên tục 2 – 3 ngày hoặc có thể kéo dài ngày hơn
- Phòng cảm mạo: Dùng sói rừng 10 – 15g, mùa đông thêm tía tô 6g, mùa hè thêm kim ngân hoa 6g, sắc nước uống thay trà trong ngày.
Cây sói rừng là một loại thuốc quý với nhiều công dụng, bởi vậy bạn hãy lựa chọn địa điểm uy tín để mua loại thuốc này nhé! Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết
Ngoài yếu tố di truyền thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng quyết định trí...
Chi tiếtSâm yến Thịnh Phát xin giải đáp một số câu hỏi thắc mắc được khách hàng quan tâm gửi...
Chi tiếtSâm yến Thịnh Phát xin giải đáp một số câu hỏi thắc mắc được khách hàng quan tâm gửi...
Chi tiếtViên sâm Hàn Quốc là một sản phẩm được chiết xuất từ nhân sâm được sản xuất trên dây...
Chi tiếtNhân sâm Hàn Quốc với chất lượng và những công dụng vô cùng tuyệt vời được xem là loại...
Chi tiếtBột hồng sâm được chế biến từ củ hồng sâm 6 năm tuổi. Đầu tiên, sâm tươi sẽ được...
Chi tiết